Sơ lược Thiên_Chúa

Ký họa danh hiệu Allah thế kỷ 17, Hồi Giáo cấm tuyệt đối mọi hình tượng của Thượng đế.Hình vẽ Brahma trong Ấn Độ giáo, khoảng năm 1700.
  • Tuy thuật ngữ Thiên Chúa (God) được dùng để chỉ một Đấng Tối cao, lại có nhiều định nghĩa khác nhau về Thiên Chúa:
  • Nhiều hệ thống tôn giáo và triết học xem Thiên Chúa là đấng tạo dựng toàn thể vũ trụ.
  • Nhiều người tin rằng Đấng Tạo Hoá đang bảo tồn vũ trụ mà mình đã dựng nên, trong khi những người khác cho rằng Thiên Chúa không còn quan tâm đến thế giới sau khi Ngài hoàn thành công cuộc sáng tạo. Quan điểm cho rằng Thiên Chúa không còn quan tâm đến thế giới sau khi Ngài hoàn thành việc tạo dựng nó xuất phát từ thuộc tính Toàn Năng của Thiên Chúa. Do Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng nên bất kỳ sản phẩm nào mà Ngài đã hoàn thành công việc sáng tạo ra nó đều đã là toàn hảo ngay từ lúc sản phẩm đó vừa được Thiên Chúa sáng tạo ra (không cần phải thêm hay bớt cái gì cũng như phải chỉnh sửa, khắc phục cái gì nữa). Chính vì thế, thế giới mà Ngài hoàn thành công cuộc sáng tạo là toàn hảo ngay từ lúc nó vừa ra đời. Điều này cũng đúng với sản phẩm "con người" mà Chúa đã tạo dựng theo hình ảnh của Người, rằng con người là tạo vật linh thiêng, cấp cao nhất của Chúa và đã toàn hảo bậc nhất ngay từ lúc con người vừa được Chúa hoàn thành công cuộc tạo dựng. Kết quả là, do thế giới đã toàn hảo nên Thiên Chúa không cần phải quan tâm đến thế giới nữa mà chỉ chiêm nghiệm, ngắm nhìn thành quả của mình diễn tiến, phát triển và hướng về sự hiệp nhất với Chúa. Lưu ý rằng, "sự toàn hảo" của sản phẩm do Chúa tạo dựng mang tính siêu hình, tức là mặc dù mỗi sản phẩm đó đều có khiếm khuyết nhưng ngay cả sự khiếm khuyết đó cũng là một sự "toàn hảo" nhìn ở góc độ Bản thể học và Siêu hình học do chính tay Chúa tạo dựng. Đối mặt với việc tại sao những tạo vật mà Chúa tạo dựng vẫn là toàn hảo nhưng lại vẫn đầy "khiếm khuyết", con người là cầu nối khiến những "khiếm khuyết" đó biến mất để những tạo vật đó là sự toàn hảo trong toàn hảo bằng cách cải tạo nó, biến đổi nó phù hợp hơn với thế giới và cuộc sống của loài người. Đó là ý Chúa.
  • Quan điểm được nhiều người chấp nhận nhất tin rằng Thiên Chúa là đấng toàn năng, toàn trinhân từ, trong khi nhiều người khác theo đuổi ý tưởng cho rằng sự hiểu biết hạn hẹp của con người không cho phép họ đạt đến bất kỳ nhận thức đầy đủ và chân xác nào về Thiên Chúa, và một số truyền thống thần bí cho rằng quyền bính của Thiên Chúa là có giới hạn, nếu không, họ lập luận, sẽ không còn chỗ cho sự lựa chọn của con người.
  • Khái niệm về một Thiên Chúa duy nhất là đặc điểm của độc thần giáo, dù các tôn giáo thuộc khuynh hướng này vẫn chưa đồng ý với nhau về một định nghĩa chung về Thiên Chúa.
  • Người ta tìm thấy trong một số khái niệm về Thiên Chúa dấu vết của những nỗ lực tìm cách gán cho Thiên Chúa các tính chất, phái tính và danh hiệu của con người cũng như tính ưu việt của một chủng tộc nào đó.
  • Một số khái niệm miêu tả Thiên Chúa là Thực Thể tối cao, vĩnh tồnsiêu nhiên, vượt lên trên thế giới đa dạngbiến dịch.
  • Khái niệm về Thiên Chúa thường được nối kết với các nguyên tắc về hệ thống chân lý và nền đạo đức có giá trị tuyệt đối.
  • Nhiều người xem Thiên Chúa là một thân vị với các thuộc tính được hiển lộ, trong khi những người khác nghĩ về ngài như một quyền lực thần bí, mơ hồ và xa cách. Cũng còn nhiều tra vấn về khả năng hiện hữu một mối quan hệ giữa Thiên Chúa và con người, dẫn đến vô số cung cách khác nhau giúp con người thờ phụng hoặc tìm cách làm vui lòng Chúa.
  • Trong khi một số người tin rằng khái niệm về Thiên Chúa của họ là chân xác và tối hậu, thì những người khác chấp nhận sự khả dĩ có nhiều định nghĩa khác nhau về Thiên Chúa và tất cả đều hướng về một chân lý.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thiên_Chúa http://www.islam-info.ch/en/Who_is_Allah.htm http://www.aish.com/literacy/concepts/Understandin... http://www.allaboutgod.com http://www.spirithome.com/defchurt.html#attrib http://www.studentsofshariah.com/proof_of_creator.... http://www.thegodtheory.com http://plato.stanford.edu/entries/god-necessary-be... http://plato.stanford.edu/entries/moral-arguments-... http://www.dd-b.net/~raphael/jain-list/msg01332.ht... http://web.archive.org/web/20041013082021/http://w...